Đê nhân tạo Đê

Đề biển tại quận Dương Kinh, Hải Phòng

Vai trò chính của đê nhân tạo là ngăn ngập lụt, tuy nhiên, chúng cũng có thể là làm hẹp dòng chảy làm cho dòng nước chảy nhanh hơn và dâng cao hơn. Đê có thể được tìm thấy dọc theo bờ biển, nơi mà các cồn cát không đủ chắc hoặc dọc theo sông, hồ và các vùng đất lấn biển để bảo vệ phía trong bờ khi có các đợt nước dâng cao. Hơn thế nữa, đê được xây dựng còn với mục vây để ngăn không cho nước ngập một khu vực cụ thể (như khu dân cư).

Đê nhân tạo có thể là loại vĩnh cửu hoặc tạm thời được xây dựng để chống lũ trong trường hợp khẩn cấp. Trong trường hợp khẩn cấp loại đê tạm thời được dựng lên trên đỉnh của đê hiện hữu.

Đê ở Việt Nam

Đê Bấn dọc sông LamHồng Lĩnh, Hà Tĩnh

Việt Nam việc đắp đê phổ biến nhất dọc hai bên bờ sông Hồng, sông Mã, sông Lam,.. ở miền Bắc. Ngoài con đê chính, lui vào sâu hơn trong đất liền có khi người dân còn đắp thêm những con đê phụ gọi là đê quai hoặc đê con trạch, phòng hờ đê chính vỡ thì còn cứu được phần nào ruộng xa sông khỏi bị lụt.[3]

Việc canh đê từ lâu là một sự việc tối quan trọng. Các triều đại trước có cả quan hộ đê điều động dân chúng khi nước lũ đe dọa đê. Ở miền Bắc mùa lũ khi nước sông dâng cao vào thời điểm này thì tiếng Việt có danh từ con nước mã để gọi vì mùa này cũng gần vào Tháng Bảy âm lịch với lễ Vu lan khi dân chúng đốt vàng mã nhân ngày xá tội vong nhân.[4]